“Lần đầu làm mẹ, Liên cho con ti mẹ trực tiếp mà không dùng ti bình, con hay dậy đêm để ăn, mẹ khó ngủ và stress -> hệ quả: gần như mất sữa. Để con có thể ngủ xuyên đêm và mẹ cũng được nghỉ ngơi Liên quyết định kích sữa và chuyển sang ti bình hoàn toàn ”
Chọn cho con ti mẹ hay ti bình là một trong những quyết định nuôi dạy con quan trọng đầu tiên mà các mom sẽ đưa ra khi bắt đầu làm mẹ. Mỗi một lựa chọn đểu có ưu và nhược điểm riêng, việc lựa chọn ti mẹ hay ti bình thật khó khăn vì điều này dẫn đến việc các bà mẹ thường sẽ bị cộng đồng đánh giá vì đã có những hành động lệch chuẩn.
Ti mẹ:
*) Ưu điểm
- Không hề tốn kém cho các công cụ hỗ trợ vắt sữa như: Máy hút sữa, máy tiệt trùng, bình sữa, núm ti, cọ rửa, giá úp bình, nước rửa bình…..
- Không mất thời gian chuẩn bị và không mất thời gian vệ sinh dụng cụ
- Tạo ra các kháng thể chống lại mầm bệnh thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với miệng của bé
*) Nhược điểm:
- Bé nhanh đói và quấy khóc do việc bú mẹ trực tiếp thường mất sức, dẫn tới việc con ăn không đủ no mà đã mệt và nghỉ không muốn mút nữa.
- Chậm tăng cân do bé hầu như chỉ tiếp xúc với sữa đầu ít dinh dưỡng mà ít ăn được lượng sữa sau vì quá mất sức khi bú trực tiếp
- Không thể đo được lượng sữa bé ăn là bao nhiêu, đây là 1 dấu hiệu rõ ràng nhất báo hiệu những thay đổi tiêu cực trong bé (VD như: tuần khủng hoảng., bé khó chịu, bé bị đau…. tất cả đều dẫn đến biếng ăn)
- Khó khăn trong việc cho con bú khi quay trở lại làm việc sau thời gian nghỉ thai sản.
- Dễ bị các bệnh liên quan tới vú: Nứt cổ gà, tắc tia sữa, áp xe vú (khi con không bú hết sữa khiến sữa bị tắc)
Ti bình:
*) Ưu điểm:
- Đong được lượng sữa và có những phán đoán chính xác thông qua lượng sữa mà bé bú được.
- Nhanh tăng cân vì không mất sức như ti mẹ trực tiếp mà vẫn nhận được lượng sữa sau nhiều chất dinh dưỡng. Giảm quấy khóc vì con được ăn no.
- Có thời gian gắn kết với các thành viên khác trong gia đình vì ai cũng có thể cho ăn được, không phụ thuộc vào việc chỉ mẹ mới làm cho con không bị đói.
- Thuận lợi trong việc quay trở lại làm việc sau thời gian nghỉ thai sản vì con không hoàn toàn phụ thuộc vào ti mẹ
- Giảm thiểu các bệnh liên quan tới vú: nứt cổ gà, tắc tia sữa, áp xe vú…..
*) Nhược điểm:
- Tốn kém vì phải đầu tư một khoản vào việc chuẩn bị các công cụ như: Máy hút sữa, máy tiệt trùng, bình sữa, núm ti, cọ rửa, giá úp bình, nước rửa bình…..
- Mất thời gian vắt sữa và vệ sinh các công cụ trên
- Không tạo ra được các kháng thể chống lại mầm bệnh vì không tiếp xúc trực tiếp với miệng của bé
Đọc tới đây thì ít nhiều các mom chắc cũng đã có câu trả lời cho riêng mình trong việc lựa chọn ti mẹ hay ti bình.
Nếu có vòng 1 đẹp, núm ti bình thường, dễ ngậm, 1 điểm cho ti mẹ trực tiếp luôn.
Nếu các mom có thể chăm con hoàn toàn tới khi bé cai sữa và có thể đáp ứng nhu cầu ăn đêm liên tục khoảng 2h/lần thì 1 điểm nữa cho ti mẹ trực tiếp.
Cá nhân Liên có những nhược điểm nhất định mà việc lựa chọn ti bình đã giải quyết phần nào những khó khăn ấy:
Đầu ti thụt, phẳng, bé không ngậm được. Ban đầu Liên có sử dụng núm trợ ti nhưng điều này làm biến dạng núm ti nên Liên đã từ bỏ và chuyển sang vắt để con ti bình hoàn toàn.
Lựa chọn nuôi con theo phương pháp EASY, sinh hoạt ăn ngủ theo nếp cố định mục tiêu cao cả nhất là hướng tới giấc ngủ đêm để cả mẹ và con đểu có thể nghỉ ngơi, phát triển thì việc lựa chọn ti bình là điều hoàn toàn đúng đắn và nên làm. (tham khảo phương pháp tại link: https://kieulien.com/easy-la-gi-can-chuan-bi-nhung-gi-khi-luyen-easy-va-tu-ngu-cho-be/ )
Liên hầu như chăm con đêm 1 mình vì muốn chồng được nghỉ ngơi để có thể đi làm. Bản thân Liên lại rất khó ngủ nên việc con dậy ăn đêm quá nhiều lần thực sự là quá sức. Không được nghỉ ngơi do thức đêm nhiều dẫn tới stress, Liên hay cáu gắt vô cớ, khó chịu và không vừa lòng với mọi thứ. Ti bình đã giải quyết vấn đề vì giúp con ăn được nhiều hơn, đỡ mất sức và con chỉ dậy ăn đêm từ 1-2 lần. Ngủ đủ giấc nên tâm lý cũng dần bình ổn. Con không còn quấy khóc, mẹ cảm thấy thư thái.
Con chậm tăng cân do ăn không đủ no, ăn được ít sữa béo và bản thân dần ít sữa. Có lẽ Liên sẽ không suy nghĩ nhiều về vấn đề cân nặng của con nếu như những người khác không bình luận về nó.
Người mẹ nào cũng mong muốn những điều tốt nhất cho con mình. Khi gần như mất sữa Liên stress liên tục và lúc nào cũng nghĩ trong đầu là ăn gì để nhiều sữa. Chân chó, móng giò, ngũ cốc lợi sữa, cây lợi sữa…. Và cuối cùng thì mẹ tăng cân ầm ầm không giảm được còn sữa cũng chả nhiều lên, con thì vẫn còi dí =))))
Cuối cùng phải dùng tới máy vắt sữa để kích sữa L2 gọi sữa về thì mới giải quyết được vấn đề này
Việc cho bé ti bình cũng làm gia tăng tình cảm với các thành viên trong gia đình. Khi trước đây nuôi con truyền thống, cho ti mẹ trực tiếp, Gạo hầu như chỉ tiếp xúc với mỗi mình Liên. Có những khoảng thời gian cứ bố bế là khóc không nín được. Có lẽ Gạo ghê gớm giống Liên nên con cứ khóc cho tới khi được sang tay mẹ mới thôi.
Cũng dùng đủ bài nào là lấy áo của bố đệm vào gần để con quen mùi bố nhưng cũng không thực sự ăn thua.
Nhưng từ khi chuyển sang nuôi con theo EASY và cho con ti bình hoàn toàn, bố cũng được tham gia vào việc cho con ăn, và chơi cùng con, Dần dần Gạo đã không còn khóc khi bố bế nữa. Chồng có thể chia sẻ thời gian chăm con những lúc rảnh nên bản thân Liên cũng được nghỉ ngơi nhiều hơn, tâm trạng thoải mái và tự tin hơn khi nuôi con.
Do chỉ được nghỉ thai sản 6 tháng, và đã nghỉ trước sinh 1 tháng, điều này có nghĩa là Liên sẽ phải đi làm lại khi con mới chỉ được 5 tháng và vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào sữa. Liên không phải mất công tập cho con ti bình như 1 vài người bạn cho con ti mẹ trực tiếp nữa vì Gạo đã quen với ti bình rồi.
Việc lựa chọn ti bình hay ti mẹ trực tiếp tùy vào những hoàn cảnh và mục tiêu khác nhau. Các mom hãy luôn sáng suốt, tích lũy đủ kiến thức và kinh nghiệm để có thể NUÔI CON KHOA HỌC – KHÔNG LO MỆT NHỌC nhé. Liên lựa chọn ti bình và đến nay chưa từng hối hận.